1. Về đối tượng điều chỉnh, gồm: Cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện; tổ chức xã hội nghề nghiệp của công chứng viên; tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh; tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác công chứng trên địa bàn tỉnh.
3. Thời gian triển khai thực hiện Đề án: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.
4. Về mục tiêu: Đề án đề ra mục tiêu chung và mục tiêu đến hết năm 2025, cụ thể:
4.1. Mục tiêu chung
a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng, bảo đảm vai trò định hướng, điều tiết của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển nghề công chứng; gắn trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng trong việc kiểm soát phát triển tổ chức hành nghề công chứng; chuẩn hóa quy trình, thủ tục công chứng cùng với việc ứng dụng mạnh mẽ, đồng bộ công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng, tiến tới thực hiện công chứng hợp đồng, giao dịch trên môi trường mạng. Đồng thời tiếp tục duy trì Phòng Công chứng số 1 trực thuộc Sở Tư pháp giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt trong thị trường dịch vụ công chứng phục vụ nhiệm vụ chính trị, công tác quản lý nhà nước tại địa phương.
b) Phát triển đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công chứng, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế. Phát triển tổ chức hành nghề công chứng được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn phù hợp yêu cầu thực tiễn.
c) Nâng cao trách nhiệm trong công tác phối hợp của các sở, ban, ngành với Sở Tư pháp về tổ chức và hoạt động công chứng, đặc biệt là trong việc chia sẻ thông tin, liên thông các thủ tục hành chính; đấu tranh phòng chống tội phạm, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp. Phát huy trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội -nghề nghiệp của công chứng viên, nhất là trong việc đấu tranh với các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong hoạt động nghề công chứng.
d) Việc triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển nghề công chứng. Phát triển nghề công chứng ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát triển kinh tế -xã hội và nhu cầu công chứng của từng địa bàn cấp huyện, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong việc tiếp cận dịch vụ công chứng, bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức; đổi mới hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính của tỉnh.
4.2. Mục tiêu cụ thể đến hết năm 2025
a) 100% đội ngũ công chứng viên đảm bảo đủ điều kiện năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức hành nghề công chứng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hàng năm, 100% công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh được tham gia lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng theo quy định.
b) 100% hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên được thẩm định đảm bảo chất lượng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp phê duyệt theo quy định. Số lượng công chứng viên tăng 20% trở lên.
c) Thành lập mới ít nhất 01 Văn phòng công chứng tại địa bàn huyện chưa có tổ chức hành nghề công chứng; 100% hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng, đăng ký hoạt động, thay đổi đăng ký hoạt động, chấm dứt hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng; hồ sơ thay đổi địa điểm trụ sở Văn phòng công chứng sang đơn vị hành chính khác phù hợp với tiêu chí theo quy định của Trung ương và của tỉnh, bảo đảm tính khả thi, ổn định, bền vững, phân bổ hợp lý gắn với sự phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương
d) 100% các tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động trên địa bàn tỉnh bảo đảm ổn định, bền vững.
đ) 100% hồ sơ yêu cầu công chứng hợp lệ của tổ chức, cá nhân được các tổ chức hành nghề công chứng tiếp nhận và giải quyết theo quy định của pháp luật; số việc công chứng, chứng thực và số phí, thù lao công chứng, chứng thực hàng năm tăng từ 10% trở lên.
5. Về nhiệm vụ thực hiện Đề án, Đề án đã đề ra 08 nhiệm vụ, gồm:
(1) Xây dựng, hoàn thiện pháp luật về công chứng; (2) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ; (3) Tăng cường thực hiện kiểm tra, thanh tra trong công tác công chứng ở địa phương; (04) Nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động công chứng; (05) Phát triển tổ chức hành nghề công chứng, đội ngũ công chứng viên, hành nghề công chứng; (06) Phát huy vai trò, trách nhiệm tự quản của Hội Công chứng viên và công tác phối hợp với Sở Tư pháp; (7) Đáp ứng các điều kiện đảm bảo nguồn lực; (8) Thực hiện đúng chế độ báo cáo, thống kê.
6. Về giải pháp thực hiện, bao gồm 03 nhóm giải pháp, gồm: (1) Nhóm giải pháp về công tác chỉ đạo, điều hành; (2) Nhóm giải pháp về nhân lực và tài chính; (3) Nhóm giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin.
Ngoài ra, Đề án cũng đã quy định cụ thể trách nhiệm của các sở, ban, ngành cấp tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Cục Thuế tỉnh, Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, UBND huyện, thành phố, Hội Công chứng viên tỉnh, các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai thực hiện Đề án./.