Thông tư số 09/2022/TT-BTP bãi bỏ một số nội dung của: (1) Thông tư số 08/2017/TT- BTP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý, Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý; (2) Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch. Theo đó, kể từ ngày 01/01/2023:
2. Đoàn Luật sư, các tổ chức hành nghề Luật sư; Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước: Khi tiếp nhận thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý cho trẻ em thuộc diện trợ giúp pháp lý không yêu cầu công dân phải xuất trình sổ hộ khẩu (theo quy định tại điểm a Điều 33 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý); Khi tiếp nhận 03 thủ tục (1-Yêu cầu trợ giúp pháp lý; 2- Thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý; 3-Rút yêu cầu trợ giúp pháp lý), không yêu cầu công dân phải ghi các nội dung: Ngày cấp, nơi cấp Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cướccông dân; tên thành phần dân tộc và nghề nghiệp tại các Mẫu số 02-TP-TGPL (Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý);Mẫu số 04-TP-TGPL (Đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý), Mẫu số 05-TP-TGPL (Đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý) ban hành kèm theo Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý./.
Nguyễn Thị Hòa