- Khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch quy định: “Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch”….
- Khoản 3 Điều 6 Luật Hộ tịch quy định “Người chưa thành niên, người đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự yêu cầu đăng ký hộ tịch hoặc cấp bản sao trích lục hộ tịch thông qua người đại diện theo pháp luật”.
- Khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định quy định: “Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân. Trong giai đoạn chuyển tiếp, người yêu cầu đăng ký hộ tịch phải xuất trình giấy tờ chứng minh nơi cư trú”.
Căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên, khi công dân đề nghị thay đổi tên đệm của mình thì phải nộp tờ khai theo mẫu quy định và xuất trình một trong các giấy tờ liên quan, như: hộ chiếu, chứng minh nhân dân (thẻ căn cước công dân) hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân và xuất trình giấy tờ chứng minh về nơi cư trú (trong giai đoạn chuyển tiếp). Trường hợp công dân đề nghị thay đổi hộ tịch là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì không phải thông qua người đại diện theo pháp luật (cha, mẹ...).